Không phải tự nhiên mà câu hỏi thời tiết cực đoan là gì lại nhận được sự quan tâm của nhiều người. Đây là những hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt, có sức phá hủy mạnh mẽ mà con người đang phải gánh chịu.
Thời tiết cực đoan là gì?
Thời tiết cực đoan là những dạng thời tiết khắc nghiệt, độc hại, trái mùa, không thể dự đoán trước. Hiện tượng này thường bất thường & bất ổn, có thể ập tới bất kỳ lúc nào không có mốc thời gian cố định. Tính chất đột ngột có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của nơi nó quét qua.
Đây cũng chính là chủ đề chính trong Hội nghị lần thứ 28 của Công ước khung Liên hợp quốc (COP28). Hiện tượng thời tiết cực đoan đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề, đe dọa đến tính mạng và sự sống của mọi nơi trên Trái Đất.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan?
Theo GS Scott Denning, ông khẳng định nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán, mưa acid, lốc xoáy,… chính là do tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Khí nhà kính tăng khiến Trái Đất nóng lên qua từng thập kỷ, điều này làm thay đổi dần các yếu tố của môi trường tự nhiên bao gồm cả sinh quyển, khí quyển và thủy quyển.
- Xét sâu xa hơn nguồn gốc bất thường của hiện tượng này là hoạt động đốt nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, khí đốt… thải carbon vào trong không khí.
Chính điều này gây nên hiệu ứng nhà kính, bầu khí quyển nóng dần lên và carbon dioxide trong đại dương cũng tăng lên.
- Sự nóng lên dẫn đến băng tan, kể cả băng ở hai vùng cực, gây bão lũ.
- Băng tan và hiện tượng bốc hơi cực nhanh, thiếu nước ngọt, khô hạn kéo dài dễ dẫn đến cháy rừng.
- Carbon Dioxide trong đại dương tăng làm phá hủy hệ sinh thái biển, các dòng nước ấm trên mặt đại dương tăng lên dẫn đến hình thành các cơn bão nhiệt đới dữ dội.
Hậu quả của thời tiết cực đoan nghiêm trọng ra sao?
Hiện nay, tất cả các khu vực trên thế giới đều đang phải đối mặt với các hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt do cực đoan thời tiết đem lại. Đặc biệt tại Việt Nam, nơi chịu ảnh hưởng rất lớn từ biến đổi khí hậu dẫn đến suy giảm tầng ozon.
Bão cuồng phong/ bão nhiệt đới
Dòng nước ấm trên đại dương nóng lên đó chính là điều kiện để tăng cấp cho những cơn bão cuồng phong và xoáy thuận nhiệt đới. Trong 30 năm gần đây, thống kê cho thấy số lượng những cơn bão tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước đó.
Bão quét vào đất liền, vùng càng gần tâm bão chịu tác động càng nghiêm trọng. Phá hủy cây cối, mùa màng, những công trình xây dựng và thiệt hại về cả con người.
Lũ lụt
Sau những đợt nắng nóng kéo dài thường là những đợt mưa dầm, lượng lớn trên diện rộng. Đây là một hệ quả tất yếu khi nước biển bốc hơi quá nhiều do nhiệt độ tăng cao.
Miền Trung nước ta hàng năm đều phải đối mặt với sự khắc nghiệt của hiện tượng lũ lụt.
- Nước lũ không chỉ cuốn trôi đi nhà cửa, tài sản mà còn là tính mạng của hàng ngàn người.
- Thiệt hại nặng nề về kinh tế, mùa màng, không chỉ nông nghiệp mà cả công nghiệp, dịch vụ đều giảm sút đáng kể.
- Sau những mùa mưa lũ, chính phủ ta cũng phải chi hàng triệu đô để khắc phục hậu quả, giải quyết vấn đề dân sinh và đề phòng cũng như đối phó dịch bệnh có thể xảy ra.
Lốc xoáy, vòi rồng
Lốc xoáy, vòi rồng là hiện tượng hai dòng khi nóng/ lạnh gặp nhau đột ngột, không có dự báo trước. Mặc dù thời gian rất ngắn nhưng những nơi quét qua có thể thành “phế tích”, phá hủy nặng nề các công trình nhân tạo và môi trường sống tự nhiên.
Lũ quét
Nguyên nhân dẫn đến lũ quét là hệ quả của hạn hán, cháy rừng, giảm diện tích rừng phòng hộ. Thuộc loại hình thiên tai bất ngờ, không có dấu hiệu dự báo trước nên lũ quét thường gây thiệt hại nặng nề về người.
Hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm và sẽ cuốn trôi bất cứ thứ gì trên đường lũ đi qua.
Sạt lở đất
Sạt lở đất đi kèm khi có mưa nhiều, dòng chảy mạnh và thường gặp ở những vùng dưới chân núi. Nước ta cũng chịu tác động nhiều từ hệ quả của hiện tượng thời tiết cực đoan này.
Thảm họa kép ở Rào Trăng hay vụ sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng về người ở Trà Leng – Nam Trà My là một minh chứng.
Nóng kỷ lục/ rét đậm rét hại
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của hiện tượng thời tiết cực đoan này chính là thứ mà cả nhân loại đang đối diện: Nhiệt độ tăng cao, nóng kỷ lục đi kèm rét đậm rét hại.
- Trong năm 2023, nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam vượt quá 40 độ C, Hà Giang đạt kỷ lục 42 độ C.
- Năm 2024, các tỉnh miền Nam cũng đã đối diện nắng nóng kỷ lục, Tp. HCM nhiều ngày chạm mốc và vượt qua con số 40 độ C, các tỉnh miền Tây thiếu nước ngọt trầm trọng.
Ngược lại, đến mùa đông chúng ta lại phải đối diện một lần nữa với những trận rét đậm, rét hại thậm chí có những nơi xuất hiện tuyết lần đầu. Tình trạng này gây thiệt hại rất lớn cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe của con người.
Dông sét, mưa acid, mưa đá
Dông sét là do đối lưu mạnh trong không khí gây ra, thường kèm gió giật mạnh, mưa đá. Tổn hại đặc biệt nghiêm trọng cho cây trồng và các công trình như nhà ở, khu dân cư.
Mưa acid được cho là do chính sự ô nhiễm không khí đã gây nên các phản ứng hóa học tiêu cực. Tác hại của khu vực có mưa acid gây nên những tổn thất trầm trọng cho cây trồng, vật nuôi và tài sản.
Những biện pháp khắc phục thời tiết cực đoan
Tính nghiêm trọng của hiện tượng thời tiết cực đoan này rất rõ ràng. Vậy những biện pháp nào để khắc phục sự khắc nghiệt có thể đến từ tự nhiên này?
- Hạn chế lượng rác thải ra môi trường đặc biệt là nhựa. Nên sử dụng các sản phẩm hữu cơ vì rác thải hữu cơ có thể phân hủy, có biện pháp tái chế rác thải, hạn chế những sản phẩm không thể phân hủy tự nhiên.
- Tiết kiệm nước và điện: Điều này sẽ góp phần giảm sử dụng sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên.
- Tham gia các hoạt động trồng cây xanh, dọn rác thải bảo vệ môi trường sống tự nhiên.
- Hạn chế lượng carbon thả vào không khí.
Đặc biệt, theo giáo sư Scott Denning tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam cần hạn chế các nguyên liệu hóa thạch, giảm tối đa khí đốt, than, dầu mỏ…
Lời kết
Hiểu về thời tiết cực đoan là gì sẽ thấy tác động của chúng đến mọi mặt đời sống. Do tính chất nghiêm trọng đó, con người cần thay đổi suy nghĩ, hành động để ngăn chặn kịp thời.