Tầng ozon là gì? Bạn chắc chắn đã nghe thấy thuật ngữ này rất nhiều lần như một phần quan trọng để bảo vệ hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta đã thực sự hiểu về “lá chắn” của Trái Đất chưa?
Tầng ozon là gì?
Tầng ozon là khu vực nằm trong tầng bình lưu của Trái Đất có vai trò rất quan trọng hấp thụ đến 99% tia cực tím do Mặt Trời tạo ra. Độ dày của tầng khí này có thể thay đổi theo mùa và vị trí địa lý và độ cao so với bề mặt Trái Đất khoảng từ 15 đến 35 km.
Người đầu tiên đưa ra khái niệm tầng ozon là gì chính là hai nhà vật lý người Pháp Charles Fabry và Henri Buisson. Năm 1913 khi thực hiện các phép đo hai ông đã phát hiện ra từ Mặt Trời đến Trái Đất bức xạ phù hợp với một “vật thể màu đen”. Sau này hai ông đã tìm thấy “thứ” hấp thụ bức xạ kia có thành phần duy nhất là ozon.
Vai trò quan trọng của tầng ozon
Không khó để hiểu khái niệm và tầng ozon nằm ở tầng nào trong khí quyển bằng những thông tin đã được cung cấp ở trên. Theo như nghiên cứu thì độ dày của tầng khí này cũng chỉ là khoảng 3mm bao quanh Trái Đất tuy nhiên vai trò tầng ozon thực sự rất quan trọng:
Vai trò của tầng ozon là bảo vệ sự sống trên Trái Đất
Tầng ozon là nơi hấp thụ đến 99% tia cực tím được tạo ra bởi Mặt Trời. Chính vì thế có thể nói nếu không có tầng này thì chắc chắn không có sự sống trên hành tinh của chúng ta.
Khi tầng ozon bị thủng có thể tác động rất xấu đến mọi sinh vật trên Trái Đất trong đó có con người. Khi tầng này bị suy giảm, bức xạ từ Mặt Trời sẽ chiếu xuống bề mặt hành tinh xanh nhiều hơn gây nhiều bệnh tật, giảm sản lượng của nhiều ngành nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái.
Duy trì ổn định khí hậu
Khi không bị tác động lớn bởi bức xạ Mặt Trời nhiệt độ hành tinh của chúng ta sẽ được ổn định, ôn hòa. Chỉ cần tầng này bị suy yếu thì không khí sẽ rất khó chịu, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến mọi sinh vật trên Trái Đất.
Tầng ozon bảo vệ vật lý cho Trái Đất
Có thêm sự bảo vệ của tầng này xung quanh Trái Đất cũng khiến khí quyển dày hơn. Đây sẽ là lớp chắn giúp hành tinh xanh không bị nhiều thiên thể rơi xuống hoặc phá hủy trước khi chạm vào bề mặt.
Vai trò của ozon trong nhiều lĩnh vực của con người
Tầng ozon giúp ích rất nhiều cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc sát khuẩn, thuốc tẩy, hóa chất khử độc thuốc trừ sâu,… Vai trò của tầng ozon đối với con người cũng thể hiện rất rõ trong các lĩnh vực y tế.
- Đây cũng là loại khí giúp cải tạo các nguồn nước thải và nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt của con người.
- Ozon giúp làm sạch nhiều loại chất độc trong không khí và nguồn nước.
- Theo một số nghiên cứu thì đây là chất giúp hỗ trợ rất tốt cho quá trình oxy hóa cơ thể, tiêu diệt các tế bào ung thư trong giai đoạn đầu và sản xuất oxy hoạt hóa.
Thực trạng thủng tầng ozon hiện nay
Từ giữa những năm 1970 vấn đề thủng tầng ozon đã được các nhà khoa học đặt ra do phát hiện những khí có chứa clo và brom trong khí quyển. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đặt ra thực trạng đáng báo động.
Thủng tầng ozon là gì?
Vào những năm 1980, hình ảnh tầng ozon bị thủng đầu tiên đã được các nhà khoa học phát hiện ở phía trên Nam Cực. Đây chính là hiện tượng suy giảm ozon do hoạt chất nhân tạo có chứa halogen tạo ra.
Bầu khí quyển ở khu vực này đã bị mất đi “lá chắn” ozon đã khiến cho môi trường Trái Đất bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân khiến suy giảm tầng ozon
Các lỗ thủng hay sự suy giảm của tầng sẽ khiến con người chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do các loại hóa chất.
Tác nhân chính gây lỗ thủng tầng ozon
Thủng tầng ozon là do các hoạt chất nhân tạo chứa halogen gây ra. Những loại hóa chất này được gọi chung là chất là suy giảm tầng ozon hay ODS.
ODS được sử dụng để sản xuất rất nhiều sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đặc biệt là những chất được sử dụng để làm lạnh halocarbon, dung môi, các chất chlorofluorocarbon (CFCs), HCFCs, haloalkan dùng để tạo bọt sẽ làm thủng tầng ozon.
Cách thức để các hoạt chất này làm suy giảm lá chắn của Trái Đất
Vì sao các chất chứa halogen có thể làm suy giảm lá chắn của Trái Đất? Đó là vì:
- Các hoạt chất nhân tạo khi đi đến tầng bình lưu sẽ hấp thụ bức xạ Mặt Trời khiến chúng bị phá hủy và giải pháp nguyên tử clo. Theo nghiên cứu thì 1 nguyên tử chất này có thể hủy diệt tới 100.000 phân tử ozon.
- Khi xảy ra quá nhiều phản ứng giữa clo và brom sẽ khiến “lá chắn” Trái Đất bị phá hủy nhanh hơn
Hậu quả nghiêm trọng khi tầng ozon thủng
Thực trạng của tầng ozon hiện nay đang rất báo động. Hậu quả mà chúng để lại rất trầm trọng và tác động vào mọi mặt đời sống.
Hậu quả thủng tầng ozon đến sức khỏe con người
Theo một số nghiên cứu thì việc thủng tầng ozon có liên hệ chặt chẽ với các bệnh sau của con người:
- Các bệnh ung thư da do con người tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV từ Mặt Trời.
- Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ của Mặt Trời cũng khiến con người đối diện với nguy cơ đục thủy tinh thể cao hơn. Điều này dẫn đến việc khoảng hơn 20 triệu người bị mù mỗi năm.
- Con người khi tiếp xúc nhiều với các tia UV cũng sẽ bị suy giảm miễn dịch dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Lão hóa nhanh cũng là một trong những vấn đề do việc suy giảm tầng ozon gây ra.
Gây thiệt hại với an ninh lương thực
Thủng tầng ozon gây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai. Tình trạng này càng diễn ra nghiêm trọng thì việc suy giảm kinh tế từ các hoạt động nông nghiệp sẽ trở nên đáng báo động. Điều này dẫn đến an ninh lương thực diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.
Suy giảm chất lượng không khí
Thủng “lá chắn” bề mặt của Trái Đất sẽ chịu tác động của nhiều tia UV hơn. Đây là nguyên nhân khiến các phản ứng hóa học được đẩy nhanh hơn dẫn đến ô nhiễm không khí.
Minh chứng rõ nét nhất của điều này chính là các trận mưa axit đang diễn ra ngày càng nhiều hơn gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tại Việt Nam đã nhiều lần có mưa axit tại Cúc Phương, Ninh Bình, Hòa Bình (34,9%), Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh …
Thay đổi hệ động thực vật
Việc cân bằng ánh sáng Mặt Trời cũng đảm bảo quá trình quang hợp của các động thực vật. Nếu tầng ozon bị thủng điều này sẽ bị tác động rất lớn sự sống của động thực vật, đe dọa sự sống của những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.
- Cây sẽ phát triển chậm, giảm năng suất, chết hàng loạt ở một số điểm.
- Gây hỏng chuỗi thức ăn và gây hại cho động vật.
- Sinh vật biển cũng sẽ bị suy giảm nặng nề, các sinh vật phù du bị tiêu diệt dần.
Hậu quả của việc thủng tầng ozon đến các công trình kiến trúc
Các tia tử ngoại chiếu trực tiếp đến bề mặt Trái Đất cũng khiến tuổi thọ của các công trình xây dựng bị ảnh hưởng. Chịu tác động lâu dài thì ngay cả những vật liệu chắc chắn cũng nhanh bị lão hóa. Tuổi thọ của các công trình kiến trúc cũng sẽ bị xuống cấp với tốc độ cao hơn.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ra lũ lụt và nguyên nhân có mưa lớn trên diện rộng cũng xuất phát từ việc suy giảm tầng ozon.
Các biện pháp bảo vệ tầng ozon
Biện pháp bảo vệ tầng ozon là gì khi “lá chắn” ngày càng bị đe dọa? Chúng ta cần phải làm tốt những hành động sau để duy trì lâu hơn tầng khí mỏng manh này:
Dùng những chế phẩm sinh học
Các hoạt chất nhân tạo đến từ sản phẩm hoạt động thường ngày là tác nhân chính. Vậy thì tại sao bạn không thay thế chúng dần bằng những chế phẩm thân thiện với môi trường?
Lấy điện năng sử dụng trong nhà từ sức gió, năng lượng mặt trời là một ví dụ điển hình. Chính việc thay đổi thói quen sử dụng này sẽ góp phần bảo vệ tầng ozon lâu dài hơn.
Tổ chức lại các hoạt động công, nông nghiệp
Khí thải, hóa chất độc hại từ các hoạt động công nông nghiệp cũng tác động rất lớn đến việc suy giảm “lá chắn” của Trái Đất. Vì vậy việc tổ chức hoạt động công nông nghiệp cũng rất cần thiết, cụ thể bằng những hành động như:
- Giảm thiểu việc phát sinh khí thải tại các nhà máy công nghiệp thông qua quá trình xử lý chất lượng.
- Phát triển nông nghiệp xanh.
- Giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc hóa học thay vì sản phẩm hữu cơ.
Di chuyển bằng phương tiện giao thông bảo vệ môi trường
Hiện nay, khí thải từ các phương tiện giao thông chạy bằng xăng dầu đang gây ô nhiễm rất lớn cho không khí. Đây là điều kiện thuận lợi khiến tầng ozon bị hủy hoại. Vì vậy:
- Con người nên di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện ngầm,…
- Thay thế các loại xe chạy bằng điện, xăng sinh học, xe đạp,… Đây chính là biện pháp hữu hiệu mang đến môi trường xanh, sạch.
Thay đổi từ những hoạt động hàng ngày
Việc thay đổi thói quen hoạt động hàng ngày là hành động thiết thực nhất để bảo vệ lá chắn cho Trái Đất:
- Hạn chế sử dụng túi nilon, bao bì nhựa, xốp bằng các sản phẩm làm từ gỗ, vải, giấy,…
- Sử dụng các sản phẩm đun nấu hiện tại, không phát khí thải.
- Không vứt rác, thực hiện xử lý trước khi đưa đến các điểm tập kết.
- Trồng cây xanh sẽ giúp giảm thiểu tác động khí độc đến tầng ozon.
Lời kết
Biết tầng ozon là gì sẽ hiểu vì sao có tình trạng suy giảm lá chắn của Trái Đất. Việc lớp “màng” này bị thủng sẽ khiến cuộc sống của chúng ta ngày càng khó khăn hơn. Vậy nên hãy thay đổi nhận thức và hành động ngay hôm nay.