Núi lửa là gì? Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên Trái Đất. Người cổ đại quan niệm rằng đây là một thảm họa do “mẹ” đất nổi giận. Có đúng như vậy không?

Núi lửa là gì?

Núi lửa là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất xuất hiện một vết đứt gãy. Từ khu vực đó dòng dung nham, tro, khí trong lò magma dưới bề mặt Trái Đất tràn ra bên ngoài.

Theo thăm dò địa chất, vỏ Trái Đất không phải chỉ bao gồm những lớp đất đá cứng rắn mà thực tế được phân chia thành 7 mảng kiến tạo lớn. Càng đi vào sâu bên trong sẽ càng nóng và mềm, hoạt động núi lửa ở vùng giáp ranh của các mảng kiến tạo này và ở dưới nước sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

núi lửa là gì
Khái niệm núi lửa là gì

Ngay chính ở Việt Nam cũng có thể tìm thấy vết tích hoạt động của các miệng núi lửa. Đặc biệt ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, tuy nhiên khoảng thời gian đã khá lâu về trước từ 11 triệu đến 11.000 năm, hiện tại hoàn toàn vô hại.

Quá trình hình thành núi lửa

Cơ chế hình thành núi lửa chính là do độ nóng của phần dưới bề mặt Trái Đất, càng tiếp cận tâm nhiệt độ sẽ càng cao. Theo nghiên cứu, chỉ cần tiếp cận độ sâu 20 dặm (khoảng 32km)  trong lòng đất, độ nóng đã đủ để làm tan chảy hầu hết các loại đá và khoáng chất.

Đúng theo nguyên tắc vật lý, khi vật thể nóng chảy sẽ giãn nở ra và cần nhiều không gian hơn. Tuy nhiên lúc này áp lực trong lòng đất chưa cao hơn áp lực bên ngoài nên nó chỉ hình thành một hồ magma bên dưới lòng đất.

hoạt động núi lửa
Quá trình núi lửa hình thành

Quá trình tan chảy vẫn tiếp tục diễn ra và áp suất sẽ đẩy lên lớp địa chất bên trên. Do đó, ở những vùng có núi lửa hoạt động bạn sẽ thấy  độ cao liên tục được đẩy lên cao hơn.

Cho đến thời điểm áp lực bên trong cao hơn áp lực bên ngoài, áp suất sẽ làm đứt gãy địa chấn tạo ra vết nứt trên bề mặt. Lúc này Magma sẽ phụt lên, khí gas, đất đá và các khoáng sản có trong vỏ Trái Đất sẽ bị hất tung lên

Đây chính là thời điểm dung nham phun trào, có thể tiêu diệt toàn bộ sự sống chung quanh.

Phân loại núi lửa

Phần lớn người ta cho rằng chỉ có dạng hình vòm. Tuy nhiên, thực tế chúng được phân ra thành 4 loại cơ bản. Vậy có những loại núi lửa nào?

Hình khiên

Sở dĩ có tên gọi núi lửa hình khiên là do nhìn trên cao xuống nó sẽ có hình dạng nhìn khá giống một cái khiên. Đặc điểm của dạng này là:

  • Thời gian hình thành dài, vài chục vài trăm thậm chí hàng ngàn, hàng triệu năm.
  • Dung nham lỏng (tức có độ nhớt thấp).
  • Không tạo ra tiếng nổ lớn khi phun trào.
  • Dung nham chứa ít Silica.

Nổi bật nhất là Mauna Loa – núi lửa cao nhất thế giới (nằm ở độ cao 4207m) có dạng hình khiên.

Dạng tầng

Có tên gọi này vì hình dáng bên ngoài tạo thành từng tầng. Đây chính là kết quả của nhiều lớp dung nham phun trào tạo ra. Điểm nhận dạng là:

  • Hình thành nhanh hơn loại hình khiên (còn được gọi là núi lửa hỗn hợp).
  • Lớp ngoài có than xỉ & tro chồng lên nhau do quá trình phun trào được lặp đi lặp lại.
  • Có độ dốc từ 30-35 độ, dốc hơn nhiều dạng hình khiên.
có những loại núi lửa nào
Hình ảnh núi lửa dạng tầng

Dạng vòm

Dạng vòm hay có tên gọi chính xác hơn là vòm dung nham. Thường rất khó phun trào mà sẽ tích tụ lại ở các lỗ thông hơi và chúng có đặc điểm:

  • Độ nhớt cao, chảy chậm.
  • Tích tụ ở các lỗ thông hơi hoặc miệng của núi lửa đã phun trào trước đó.
  • Khi tích tụ đủ lâu, áp suất càng cao sau đó sẽ phun trào qua các lỗ thông hơi.
  • Có thể phun trào mạnh nhưng dung nham lại không bắn quá xa.

Hình vòm ẩn

Núi lửa hình vòm ẩn được hình thành bởi dòng dung nham nhớt đẩy lên khiến bề mặt bị phình to hơn so với địa hình xung quanh. Đặc điểm là:

  • Hiếm khi cao quá 400m.
  • Khi phun ít trào dung nham, chỉ yếu là cát bụi và đất đá.
khái niệm núi lửa
Núi lửa hình vòm thường chỉ phun cát bụi và đất đá

Cấu tạo của một ngọn núi lửa

Bạn có tò mò về cấu tạo của núi lửa là gì không? Có thể thấy rằng:

  • Khác với các dãy núi non bình thường, núi lửa có miệng ở đỉnh.
  • Bên dưới chính là một lò magma (dung nham), nơi hòa tan đất đá khoáng chất để tạo thành áp lực đẩy dung nham ra bên ngoài.
  • Dòng magma sẽ đi theo ống dẫn, qua họng mới đến miệng và thoát ra bên ngoài.
cấu tạo của núi lửa
Cấu tạo của một ngọn núi lửa

Núi lửa phun trào là gì? Cơ chế hoạt động của núi lửa

Núi lửa được sinh ra do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất quá nóng có thể lên tới 6.000 độ C. Với sức nóng này có thể hòa tan tất cả các loại đá và vật chất, khiến chúng tan chảy thành dạng lỏng.

Chính sự giãn nở này sẽ khiến hồ dung nham cần không gian hoạt động nhiều hơn và tạo ra áp suất lên tầng địa chất bên trên. Khi áp suất này đủ lớn, đá nóng chảy sẽ trồi lên mặt đất qua các vết nứt đây chính là hiện tượng núi lửa phun trào.

Về cơ chế cụ thể:

  • Dung nham thường xuất hiện dọc theo đường giáp ranh của các mảng kiến tạo địa chất.
  • Magma là đá nóng chảy, dạng lỏng sẽ nhẹ hơn đá dạng rắn nên sẽ nổi lên trên khi còn trong lòng núi lửa. Khi đã trào ra miệng, phun ra bên ngoài thì gọi là lava (dung nham nóng chảy).
  • Khí và tro bụi dưới sự bùng nổ của áp suất sẽ phun lên trời, kèm theo tác hại của gió mạnh thổi đi xa hàng ngàn km và lơ lửng trong không khí hàng năm trời gây ra sương mù quang hóa.
núi lửa phun trào là gì
Cơ chế hoạt động của núi lửa

Lợi ích và tác hại của núi lửa

Từ xưa, con người đã quan niệm đây là sự nổi giận của “thần linh” vì tính chất hủy diệt nơi dòng dung nham đi qua. Tuy nhiên thực tế khi magma phun trào sẽ có hai mặt lợi và hại:

Lợi ích của núi lửa là gì?

Dưới đây là những lợi ích mà hiện tượng đặc biệt này mang lại:

Tạo nên nguồn khoáng sản phong phú

Dòng dung nam phun từ lòng đất qua miệng ra bên ngoài mang theo rất nhiều khoáng sản. Trong đó có các loại như: Thiếc, vàng, đồng, bạc hay thậm chí là cả kim cương.

Khi chúng dừng hoạt động sẽ là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động khai thác, mang đến nguồn giá trị kinh tế siêu cao.

Tận dụng nguồn nhiệt lượng từ lòng đất

Trước và sau khi magma phun trào bạn sẽ thấy có hiện tượng đất đá khu vực xung quanh nóng lên. Người ta đã lợi dụng sức nóng tự nhiên này để sinh ra điện hoặc chạy máy nước nóng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

Tất nhiên, điều này chỉ có thể áp dụng ở những ngọn núi có thời gian hoạt động lâu (như dạng hình khiên) để tránh những biến cố gây nguy hiểm.

Đất đai màu mỡ

Những khu vực mà dòng dung nham đi qua, sau thời gian dài dưới tác động của tự nhiên sẽ tạo thành những vùng đất đai màu mỡ. Đó chính là loại đất đỏ Bazan mà vùng Tây Nguyên nước ta có rất nhiều. Thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, cả cây lâu năm lẫn ngắn ngày.

tại sao núi lửa phun trào
Dung nham núi lửa giúp đất đai màu mỡ

Làm mát cho Trái Đất

Lập luận này hiện đang có nhiều sự tranh cãi vì khi dòng magma phun trào sẽ làm nhiệt lượng những khu vực lân cận tăng lên. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu khi lưu huỳnh và tro bụi được thổi tung lên trời sẽ lơ lửng trong không khí nhiều năm.

  • Chúng sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành một lớp chắn mỏng, trực tiếp ngăn nhiệt độ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.
  • Góp phần làm giảm đi hiện tượng nóng lên toàn cầu như hiện nay.

PGS – Tiến sĩ địa chất Tracy Gregg đã phát biểu rằng, chính các núi lửa hoạt động đã giúp Trái Đất giảm 2-3 độ C.

Tác hại của núi lửa là gì?

Đã nắm được lợi ích vậy tác hại mang đến của núi lửa là gì? Vì sao người xưa xem đây là một thảm họa thiên nhiên?

Tác hại với thiên nhiên

Với thiên nhiên, một khi magma phun trào sẽ gây ra những tác hại sau:

  • Gây hỏa hoạn, cháy rừng, làm biến đổi hệ sinh thái vùng lân cận, các tầng địa chất đứt gãy dễ gây xói mòn, sạt lở, nhiệt độ tạm thời tăng cao dễ tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ.
  • Sóng thần: Các cơn sóng thần trên biển hầu hết nguyên nhân đều là do các miệng núi lửa dưới lòng đại dương hoạt động.
  • Ô nhiễm môi trường tự nhiên: Tro, khói bụi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp con người & động vật trong khu vực. Ngoài ra còn gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất,…
  • Ngoài ra nhiều người cho rằng khí lưu huỳnh được giải phóng quá lớn, tích tụ trong khí quyển sẽ khiến tầng ozon bị thủng.
tác hại của núi lửa
Sóng thần xảy ra do núi lửa phun trào

Tác hại với con người

Dòng dung nham nóng chảy khi đã trào ra mặt đất sẽ với số lượng cực lớn, tốc độ cực nhanh, mau chóng phủ ra trên diện rộng và nơi dung nham đi qua hoàn toàn không còn sự sống.

  • Sự phun trào này cũng phá hủy gần như toàn bộ hoặc một phần các công trình nhân tạo, giao thông thủy lợi và những tài sản do con người tạo ra.
  • Người xưa chưa có những công cụ có thể dự đoán nên những khu dân cư nằm trong khu vực núi lửa hoạt động sẽ bị “tiêu diệt” hoàn toàn. Các khu vực lân cận cũng chịu ảnh hưởng lớn:
    • Trước khi phun trào thường có những cơn địa chấn, động đất.
    • Sau khi phun trào khói, tro bụi sẽ gây nên những thương tổn về đường hô hấp.
    • Khu vực chịu ảnh hưởng một thời gian dài sẽ không thể sinh sống hoặc nuôi trồng.

Lời kết

Núi lửa là gì đã được giải đáp chi tiết. Hiện tượng thiên nhiên đều có thể lý giải một cách khoa học chứ không phải là điềm báo thần linh hay thảm họa do mẹ đất nổi dậy. Dù có nhiều tác động tiêu cực nhưng phải thừa nhận rằng núi lửa phun trào cũng mang đến lợi ích cho con người, tự nhiên.