Những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần bảo tồn sẽ được cập nhật ngay tại đây. Chắc chắn danh sách này sẽ dài hơn nữa nếu chúng ta tiếp tục phá rừng, săn bắn bừa bãi, hủy hoại môi trường.
Tuyệt chủng là gì?
Tuyệt chủng chính là tình trạng giảm sút nghiêm trọng về số lượng khiến không còn một cá thể nào tồn tại. Một loài được ghi nhận là tuyệt chủng khi có bằng chứng cụ thể về việc cá thể cuối cùng đã chết.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng tuyệt chủng các loài quý hiếm là do hậu quả của thời tiết cực đoan gây ra. Ngoài ra, tác hại của núi lửa phun trào khiến dung nham, tro bụi và khí độc có thể bao phủ diện tích rộng lớn, phá hủy hoàn toàn môi trường sống của các loài động thực vật.
Xem thêm: Hậu quả của thủng tầng ozon dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.
Top những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay đã ghi nhận một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Số lượng cá thể trong tự nhiên (và cả trong môi trường nuôi nhốt) sụt giảm đáng kể.
Bò tót
Bò tót (bò rừng Mã Lai), chủ yếu xuất hiện ở các vùng đồi Ấn Độ và Đông Nam Á hiện nằm trong danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Chúng cần được bảo tồn một cách nghiêm ngặt.
Hiện tại, ở các vườn quốc gia: Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng, loài động vật này chỉ còn xuất hiện với số lượng khoảng 30 con. Chính phủ đã đưa ra thông báo rõ ràng về việc cấm thực hiện các hành vi gây nguy hại như: Săn bắn, bẫy bắt hay mua bán.
Tuy nhiên trên thực tế, không chỉ loài động vật này bị mua bán trái phép mà chúng còn phá huỷ môi trường sống. Nâng cao ý thức của con người về việc bảo vệ bò tót – động vật nằm trong top những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam là vô cùng cần thiết ngay hôm nay.
Sao la
Sao la không chỉ lọt vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam mà còn là một trong các con thú hiếm nhất trên thế giới. Tại nước ta, mọi người có thể bắt gặp sự tồn tại của chúng trên khu vực núi rừng hẻo lánh của dãy Trường Sơn.
Theo nghiên cứu, kích thước của Sao La khá lớn, chúng có trọng lượng khoảng 80 – 120kg với chiều dài thân lên đến 1.5m. Trên mặt chúng sẽ xuất hiện vạch trắng hoặc âm, phần lưng có những vạch trắng rõ rệt phân cách với chân.
Tại khu vực giữa mũi và cổ có một phần xoáy nhẹ với bộ lông mềm mượt. Đặc biệt, sao la sở hữu cho mình một chiếc sừng thẳng và nhẵn bóng – Một điểm nổi bật tạo nên vẻ đẹp riêng cho loài động vật này.
Năm 1992, việc Sao La xuất hiện lần đầu tiên tiên trên thế giới đã trở thành một sự kiện vô cùng về động vật. Ước tính đến thời điểm hiện tại, loài vật này chỉ còn số lượng giao động từ 50 – 60 con.
Hổ
Thuộc vào nhóm những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, hổ thuộc họ Mèo Felidae, có kích thước cơ thể to lớn, giao động từ 200 – 250kg. Chúng gây ấn tượng mạnh với bộ lông nền vàng và phần bụng trắng, đồng thời dọc thân và mặt có xuất hiện nhiều sọc đen.
Xuất hiện chủ yếu tại Đông Nam Á, thế nhưng hổ với số lượng giảm sút mạnh, hổ hiện nằm trong danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và các quốc gia khác. Ước tính tại nước ta thời điểm hiện tại chỉ còn duy nhất 5 cá thể đang được nuôi trong khu bảo tồn, tránh nạn săn bắt.
Theo ghi nhận của các chuyên gia, việc chúng xuất hiện trong tự nhiên ở Việt Nam thực sự hiếm hoi. Vì vậy cần đưa ra những biện pháp bảo vệ đối với loài có nguy cơ tuyệt chủng vô cùng cao này.
Voọc mũi hếch
Voọc mũi hếch hiện nằm trong danh sách những con vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Chúng chỉ tồn tại ở một số tỉnh của miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Do nạn phá rừng và săn bắn trái phép quá mức loài sinh vật này ước tính chỉ còn khoảng 110 cá thể trên lãnh thổ nước ta.
Đặc điểm nhận dạng Voọc mũi hếch – Top những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam không hề khó khăn, chúng có bộ lông nâu đen, phần quanh mặt và đỉnh đầu có lông trắng, tạo vẻ vô cùng độc đáo. Tô thêm vào đó là phần đuôi dài và xù.
Trên thế giới, loài động vật này chỉ còn tồn tại với khoảng 200 cá thể, trong đó các vùng núi nước ta chiếm phần lớn.
Voọc đầu vàng
Voọc đầu vàng là loài đặc hữu, có duy nhất ở vùng núi đá Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng). Voọc đầu vàng là loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.
Loài này có cơ thể bao phủ một bộ lông màu nâu đen, chân và tay đen, đỉnh đầu, ngực và vai có lông từ vàng óng đến vàng và đuôi rất dài màu đen. Con đực và con cái giống nhau. Con non mới sinh có lông vàng cam toàn cơ thể.
Voọc Mông trắng
Cũng là 1 trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, loài này phân bố ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long (Ninh Bình). Dựa vào kết quả điều tra của Hội Bảo vệ Động vật Frankfurt từ Đức, ước tính rằng tại Việt Nam, số lượng voọc mông trắng chỉ còn khoảng 200 cá thể.
Loài này hiện phân bố tại 18 điểm khác nhau trên các tỉnh. Đây là một số liệu đáng lo ngại khiến Voọc Mông trắng được xếp vào danh sách nhóm 25 loài động vật hàng đầu bị đe dọa nghiêm trọng trong bộ Linh trưởng, theo đánh giá của IUCN.
Voọc Hà Tĩnh
Voọc Hà Tĩnh còn được gọi là voọc gáy trắng, sống chủ yếu tại vùng núi đá vôi của ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, cũng như hai tỉnh biên giới của Lào. Đây là một loài động vật đặc hữu của khu vực Đông Dương.
Số lượng của chúng giảm đáng kể và chỉ còn khoảng 1500 cá thể, rải rác ở miền Trung Việt Nam và Lào. Voọc Hà Tĩnh đang đối mặt với nguy cơ nguy kịch và được xếp vào danh mục Nguy cấp của IUCN và Sách đỏ Việt Nam, cần được ưu tiên bảo vệ.
Sóc đen Côn Đảo
Sóc Mun hay còn được biết đến là Sóc Đen ở Côn Đảo là một loài quý hiếm, sống chủ yếu trên các cây cao ở rìa rừng và trên cây bàng cổ thụ ở Côn Đảo. Chúng thường xuống đất để tìm kiếm thức ăn, chủ yếu là trái cây chín rụng.
Tiếng kêu đặc trưng khi kiếm ăn khiến chúng dễ bị phát hiện và săn bắn. Số lượng sóc đen Côn Đảo đã giảm 50% trong vòng 10 năm qua do mất môi trường sống và sự săn bắn quá mức.
Loài này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và được bảo vệ theo các quy định pháp luật. Đã có nhiều đề xuất cấm hoàn toàn việc săn bắn và bảo tồn trong các khu vực bảo tồn thiên nhiên.
Hươu vàng
Thuộc top 5 các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, hươu vàng là động vật có vú được mô tả bởi Zimmermann vào năm 1780. Chúng xuất hiện tại Việt Nam, chủ yếu là các khu vực:
- Đầm lầy Kontum
- Đắk Lắk
- Lâm Đồng
- Đồng Nai.
Trên thực tế, số lượng các loài này đang bị giảm sút vô cùng nghiêm trọng, riêng nước ta chỉ còn vài trăm con và đã được liệt kê vào sách đỏ, lọt top những con vật đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam là rất lớn. Đặc điểm nhận dạng của chúng chính là kích thước lớn, dáng vóc chậm chạp, đi đứng khá nặng nề.
Vẻ đẹp khiến chúng ta phải ấn tượng trước hưu vàng đấy chính là bộ lông vàng hay nâu đậm mềm mại, óng ả. Nếu không có những biện pháp bảo vệ kịp thời, loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này có thể biến mất khỏi tự nhiên, và không thể ghi nhận bất kỳ dấu hiệu sinh sống nào.
Rùa Hoàn Kiếm và Trung Bộ
Rùa Hoàn Kiếm và Rùa Trung Bộ là hai trong số nhiều loài ở Việt Nam đang đối diện với nguy cơ nguy hiểm nhất trên toàn cầu. Rùa Hoàn Kiếm, được công bố là loài quý hiếm nhất thế giới bởi Liên minh bảo tồn rùa thế giới, chỉ còn một con hoang dã tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội).
Loài này thuộc vào nhóm 5 loài rùa mai mềm của Việt Nam, có đặc điểm mũi ngắn, không có nếp gấp tạo thành đáp sần ở phía cổ như ba ba gai hay nốt sần dọc trước của mai như ba ba Nam Bộ.
Rùa Trung Bộ (Mauremys annamensis) là loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, thường sống ở các suối, đầm lầy và đang được nuôi tại Trung tâm bảo tồn rùa, thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương.
Nên làm gì để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng?
Để tránh tình trạng tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm, việc bảo tồn chúng là rất bức thiết. Một số giải pháp được đưa ra và áp dụng hiện nay là:
- Xây dựng các hành lang xanh bảo vệ.
- Bảo vệ sinh cảnh sống của động vật hoang dã.
- Mô hình trang trại, hộ gia đình nhân giống, nuôi các loài quý hiếm.
- Có chính sách bảo vệ động vật: Cấm săn bắt, chế tài xử phạt….
- Nâng cao nhận thức người dân bằng cách tuyên truyền.
Tìm hiểu hiện tượng El Nino là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của các loài động thực vât.
Lời kết
Những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam đã được liệt kê cùng những khuyến cáo về việc giảm sút số lượng đến báo động trong tự nhiên. Để bảo động vật quý hiếm này cần nâng cao ý thức của chính bản thân mình và tuyên truyền đến mọi người xung quanh.
Nội dung bài viết