Lũ lụt là gì? Dù khá phổ biến nhưng có nhiều người hiểu sai khái niệm thậm chí là không nắm rõ về lý do hiện tượng tự nhiên này xuất hiện. Chính vì thế nên việc đối phó cũng như biện pháp ngăn chặn gặp nhiều khó khăn.
Lũ lụt là gì?
Lũ lụt là hiện tượng nước sông, hồ vượt quá mức quy định và xảy ra hiện tượng ngập úng. Khi đó tràn bờ và vỡ đê, nước chảy trực tiếp vào những khu dân cư xung quanh.
Lũ lụt vốn dĩ là một từ ghép, cấu tạo bởi hai hiện tượng thiên nhiên là lũ và lụt.
- Lũ đơn giản là sự ngập úng, nước chảy có phần xiết và đủ sức mạnh để khiến cây cối, nhà cửa xung quanh những nơi mà chúng đi qua đều bị cuốn trôi. Lũ có tốc độ chảy rất lớn, thường bất ngờ và địa hình xuất hiện nhiều nhất là đồi dốc và núi cao.
- Lụt là một hiện tượng ngập ở vùng đất trong khoảng thời gian nhất định. Lượng nước quá lớn làm vỡ đê, không có chỗ thoát do vậy ngập lụt diễn ra.
Tìm hiểu sa mạc hóa là gì, hiện tượng trái ngược hoàn toàn với lũ lụt do mưa ít gây khô hạn.
Nguyên nhân gây ra lũ lụt
Ít ai biết đến tác động hình thành lũ lụt là gì. Thực tế chúng có thể do các nguyên nhân tự và con người. Thiệt hại tất nhiên là điều không thể tránh khỏi bỏi sự kết hợp của 4 tác nhân dưới đây.
Triều cường hoặc bão
Khi hai hiện tượng thiên nhiên này xảy ra, lượng lớn lũ kéo theo vô cùng lớn, sạt lở đất khi đó người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng lớn. Người ta thường sẽ trồng rừng ngoài đê để hạn chế ảnh hưởng của lũ và bão nhiệt đới.
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày
Ở những vùng đồng bằng đơn cử như miền Trung, tác hại của mưa làm cho lưu vực nước trên sông, trên con đê không thể thoát kịp thời. Một khi tích tụ trong khoảng thời gian nhất định sẽ hình thành lũ ống, lũ quét.
Thủy triều và sóng thần
Một trong các yếu tố gây lũ lụt mà bạn không thể không tham khảo đó là sóng thần cùng thủy triều. Các tỉnh ven biển miền Trung, nước dâng cao đã tràn qua các con đê, hồ thủy điện và hậu quả là ngập.
Tác động từ con người
Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, nguyên nhân xuất phát từ con người thường có ảnh hưởng trầm trọng hơn. Vậy tại sao lại có lũ lụt? Hãy theo dõi các tác động từ con người để hiểu rõ:
- Chặt phá rừng bừa bãi, không có ý thức bảo vệ “lá phổi xanh” của Trái Đất. Hoạt động khai thác không kiểm soát đã làm giảm khả năng giữ nước của rừng, đất đai xói mòn và hệ lụy là lũ lụt.
- Những đập thủy điện được xây dựng đã khiến dòng chảy tự nhiên của sông hồ bị đảo lộn. Từ đây chế độ nước cũng khác biệt và hậu quả là lũ lụt xuất hiện.
- Các công trình xây dựng lấn chiếm sông hồ làm cho dòng chảy bị thu hẹp, nước không có chỗ thoát kịp thời khi mưa lớn, dẫn đến lũ lụt. Không có sự đầu tư chặt chẽ trong các công trình thoát nước.
Hậu quả của lũ lụt đối với đời sống
Thực tế, lũ lụt có khá nhiều ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại và hệ sinh thái. Hậu quả của thời tiết cực đoan này ngày càng nghiêm trọng nếu không có biện pháp ứng phó, quả thực sự sống sẽ khó khăn hơn nhiều.
Tài sản có nhiều thiệt hại
Những cơn lũ lụt xuất hiện làm cho toàn bộ nhà cửa, đồ đạc, cây cối hay những cơ sở sản xuất,…bị ngập hoàn toàn trong biển nước mênh mông. Đó là lý do tại sao thiệt hại về kinh tế vô cùng lớn, nhiều người tan cửa nát nhà, mất đi người thân.
Tính mạng bị đe dọa
Lũ lụt gây ra những mối nguy hiểm với con người, nhẹ là chấn thương và nặng hơn là mất mạng. Hậu quả mà con người phải gánh chịu trong những năm qua thực sự không hề đơn giản.
Lũ quét chính là hiểm họa thiên tai cướp đi nhiều sinh mạng, động thực vật trên Trái Đất.
Môi trường ô nhiễm nặng nề
Môi trường bị liên lụy bởi các chất thải cuốn trôi sau lũ lụt thải ra ngoài môi trường. Phần lớn là những rác thải chung cư, nhà dân, nơi sản xuất,…làm ô nhiễm nước sinh hoạt. Con người dễ mắc các bệnh về đường ruột, virus, đó là nguyên nhân gây là nhiều trận đại dịch.
Mầm bệnh nguy hiểm xuất hiện nhiều
Môi trường thiếu nước sạch trầm trọng, xung quanh chỉ toàn rác thải từ khắp nơi, nước ô nhiễm độc hại. Đây là xuất phát điểm của các mầm bệnh nguy hiểm, các loại virus, vi khuẩn lan truyền nhanh chóng trong các nguồn nước.
Kinh tế cùng sản xuất ảnh hưởng
Lũ lụt xuất hiện thời gian dài làm ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất kinh tế. Các hoạt động du lịch bị gián đoạn, nền kinh tế suy giảm. Con người không thể làm việc trong những ngày xảy ra bão lũ, nguồn thu nhập bị ảnh hưởng.
Phòng tránh lũ lụt như thế nào hiệu quả
Có rất nhiều cách đề phòng tránh lũ lụt và con người chúng ta buộc phải nằm lòng chi tiết. Để thiệt hại về người và tài sản giảm thiểu đáng kể, kinh tế ít bị ảnh hưởng, hãy xem ngay các biện pháp ứng phó dưới đây.
Ứng phó lũ lụt trước khi xảy ra
Trước khi lũ tới chúng ta có thể phòng tránh nhằm giảm tối thiểu tác hại từ hiện tượng thiên nhiên này. Một số phương án được đưa ra là:
- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết ở trên báo đài hay các trang web về thời tiết như thoitiethomnay.org. Tại đây bạn sẽ nhận được những nội dung cảnh báo đề có thể chủ động phòng tránh.
- Lên các kế hoạch phòng tránh lũ hiệu quả đồng thời phù hợp với điều kiện địa hình thực tế. Mỗi doanh nghiệp, trường học, cơ quan, bệnh viện,…cần có hướng đi đúng đắn để không mất mát quá nhiều.
- Sẵn sàng các vật dụng cần thiết như thực phẩm, thuốc, lương thực, phao cứu hộ, quần áo,…để có thể dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Nước uống và thức ăn không thể sơ sài bởi chúng giúp con người vượt qua cơn đói khát.
- Hãy tập trung di dời các tài sản có giá trị cao đến những khu vực an toàn. Đồng thời nhà cửa cần được gia cố chặt chẽ, chắn cửa sổ hay mái nhà để tránh bị nước lũ cuốn trôi gây mất mát nhiều tài sản.
- Mỗi người nên học hỏi cách bơi lội, cách dùng các phao cứu hộ để phòng trường hợp cần thiết. Tự cứu lấy bản thân và có thể cứu lấy người khác lúc nguy cấp. Có khá nhiều video hướng dẫn được tuyên truyền trên internet để chúng ta học hỏi.
Ứng phó lũ lụt sau khi xảy ra
Mỗi người có thể tự mình thực hiện quan trọng là kiên nhẫn và có ý chí quyết tâm.
- Dựa theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, tuyệt đối không tự ý thực hiện các biện pháp kém an toàn.
- Hạn chế tuyệt đối việc di chuyển trong khu vực ngập úng, các khu vực có nước chảy xiết, sạt lở đất. Những địa hình như vậy thường có mức độ nguy hiểm đáng báo động và có thể gây ra chết người.
- Không đi qua các vùng nước lũ bởi chẳng thể xác định được độ sâu của chúng. Không ít trường hợp chủ quan đã phải trả giá đắt bằng cả tính mạng khi không chú ý đi qua các vùng nước lũ.
- Ngắt toàn bộ cầu dao và những thiết bị điện trước khi nước tràn vào nhà. Điều này sẽ giúp cho chúng ta thoát khỏi tình trạng bị điện giật, đồng thời các thiết bị sẽ hạn chế được hỏng hóc đáng tiếc.
- Giữ ấm cơ thể là điều nên làm đặc biệt với người già và trẻ nhỏ. Ngoài ra khi lũ đã rút cần chung tay bảo vệ môi trường để tránh các dịch bệnh lênh lan.
Phòng tránh lũ lụt lâu dài
Ngoài các phương án phòng tránh ở trên, mỗi người chúng ta cần phải có thêm các biện pháp lâu dài vì một tương lai tươi sáng hơn.
Bảo vệ rừng đầu nguồn
Đừng tưởng rằng rừng chỉ đóng vai trò thải oxy và hấp thụ CO2. Trên thực tế chúng có rất nhiều công dụng tốt cho nhân loại nhưng lại bị con người sử dụng bừa bãi.
Ở đây rừng giúp giữ nước, bảo vệ đất đai, tránh nước lũ xâm nhập quá nhiều. Nếu trồng cây gây rừng, lũ lụt ắt sẽ giảm đều qua mỗi năm.
Xây dựng đê tiêu chuẩn
Đê là vùng đất thiên nhiên hoặc nhân tạo kéo dọc các bờ sông, biển. Công dụng là ngăn nước ngập lớn, đập vào khu vực cụ thể và không bị xâm nhập mặn.
Thiết lập đê kiên cố là nhiệm vụ của mỗi địa phương, mỗi khi vỡ đê chắc chắn ảnh hưởng rất lớn. Đó là lý do tại sao nhà nước khuyến khích đẩy mạnh việc xây dựng đê điều.
Quy hoạch vùng đô thị
Một biện pháp ứng phó lũ lụt khác mà bạn không thể bỏ lỡ đó là vấn đề quy hoạch ở vùng đô thị. Những kế hoạch hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu tối đa các tác hại từ ngập lụt.
Ngoài ra cũng cần phải nâng cao ý thức cộng đồng bằng các nội dung chuẩn chỉ. Khuyến khích toàn bộ người dân đặc biệt là ở những khu vực thường xuyên xảy ra hiện tượng thiên nhiên này.
Lời kết
Tìm hiểu lũ lụt là gì sẽ thấy hiện tượng tự nhiên này đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng. Do đó mỗi người chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm, nắm bắt các biện pháp ứng phó hiệu quả.