Bão nhiệt đới là gì là băn khoăn mà nhiều người muốn được giải đáp khi tìm hiểu về tự nhiên. Hiện tượng thời tiết cực đoan này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta cần phải có các giải pháp cấp bách để phòng chống hiệu quả.
Bão nhiệt đới là gì?
Bão nhiệt đới được hiểu là trạng thái nhiễu động mạnh liên tục của tầng khí quyển và được coi là một loại thời tiết cực đoan. Bầu trời sẽ có gió mạnh, mưa to, mây dông có hình xoắn ốc và tạo ra gần những quốc gia ở gần vùng biển nhiệt đới gió mùa.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, các chuyên gia chia bão thành các cấp thông qua sức gió như sau:
- Sức gió từ 241 km/h trở lên sẽ được gọi là siêu bão.
- Gió đạt từ 118km/h trở lên gọi là bão cấp độ 12.
- Sức gió từ 63km/h trở lên sẽ là bão đạt cấp độ 8.
Bão nhiệt đới hình thành từ các xoáy thuận nhiệt đới quay với tốc độ cao có đặc trưng từ vùng có áp suất thấp, gió mạnh từ 63km/h trở lên.
Tìm hiểu sấm sét từ đâu mà có, đặc biệt trong các cơn bão không thể thiếu hiện tượng này.
Cấu tạo của bão
Đặc điểm của bão là được hình thành với cấu trúc gồm 3 phần: Mắt bão, thành mắt bão và hoàn lưu bão.
Mắt bão
Ngay chính giữa tâm của bão sẽ có một vùng trời quang, gió nhẹ. Tuy nhiên cũng có những thời điểm tại đây có mây mù che phủ tùy thuộc vào độ mạnh của bão.
Thông thường những cơn bão mạnh sẽ có mắt rõ hơn tuy nhiên đều rất nguy hiểm. Đây là vùng có thể tổn tại trong vài phút nhưng cũng có thể kéo dài hơn 1 giờ nên nếu rơi vào vùng này thì bạn cần phải tìm nơi trú ẩn an toàn.
Thành mắt bão
Thành mắt bão là vùng xung quanh mắt bão có thể kéo dài hàng km. Trên ảnh mây vệ tinh bạn sẽ thấy tại đây sẽ tạo thành một bức tường cao đầy mây mù. Đồng thời, nếu lọt vào vùng này bạn cũng sẽ gặp nguy hiểm lớn do đây là nơi gió thổi mạnh nhất.
Hoàn lưu bão
Hoàn lưu bão sẽ có rất nhiều dải mây gây mưa đóng vai trò rất quan trọng để có thể duy trì năng lượng cho bão.
Bão nhiệt đới có quá trình hình thành ra sao?
Bão nhiệt đới được tạo ra khi có đầy đủ các điều kiện như mặt biển có nhiệt độ ấm, khí quyển không ổn định, tầng giữa của tầng đối lưu có hơi nước cao, lực Coriolis tạo áp suất, độ ổn định và hầu như không có gió đứt theo chiều dọc.
Vì những điều kiện này mà áp thấp nhiệt đới duy trì trên vùng nước ấm sẽ tạo thành bão mạnh. Vậy nên bão chỉ hình thành và được duy trì trên biển, yếu dần khi đổ bộ vào đất liền.
Ngoài ra, bão cũng chỉ có thể hình thành trên đại dương trong khoảng vĩ độ từ 5 – 20 độ hai bên xích đạo bởi vùng này mới có đầy đủ lượng hơi nước bốc lên từ mặt biển cung cấp năng lượng cho bão và lực coriolis để tạo xoáy. Hai bên xích đạo khoảng từ 0 – 5 độ sẽ không có đủ lực coriolis và hơi nước để tạo thành bão.
Mùa hè và mùa thu chính là khoảng thời gian có thể xuất hiện bão nhiệt đới. Nước biển có nhiệt độ cao, khí quyển vùng nhiệt đới thuận lợi cho việc hình thành bão.
Nguyên nhân xuất hiện bão
Bạn có biết tại sao lại hình thành bão không? Có rất nhiều nguyên nhân đã được tìm ra.
Nguyên nhân gây ra bão đến từ tự nhiên
Quá trình hình thành bão nhiệt đới là gì? Đó chính là do ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm nước bốc hơi lên một lượng rất lớn.
- Một luồng khí ấm sẽ được tạo ra ngay trên mặt biển và nếu gặp nơi áp suất thấp, quá trình bốc hơi nước sẽ tăng và đưa đến vị trí cao hơn để hình thành cột khí ẩm.
- Khi lên cao, cột khí sẽ giảm nhiệt độ đến một thời điểm nào đó sẽ ngưng tụ thành nước và không khí xung quanh sẽ được làm nóng lên.
Ba yếu tố không khí, hơi nước và khí ẩm khi hợp lại với nhau sẽ tạo nên hoàn lưu quay với tốc độ lớn hơn 17m/s. Lúc này, không khí sẽ bay lên tầng cao tạo nên các vùng áp cao trên mây để hình thành mắt bão.
Các điều kiện cần và đủ từ tự nhiên để hình thành bão nhiệt đới như sau:
- Kể từ mặt nước biển độ sâu phải tối thiểu 50m và nhiệt độ từ 26 độ C trở lên.
- Bầu khí quyển thiếu đi sự cân bằng trong khoảng thời gian thích hợp.
- Độ ẩm của tầng đối lưu cao và lực xoáy đủ mạnh trên bề mặt nước biển.
- Trung tâm áp suất thấp phải đảm bảo phải có lực quán tính và mức độ gió ổn định.
Lý do từ con người
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan đến từ thiên nhiên, sự hình thành của bão cũng do tác động của con người.
- Các hoạt động sản xuất công nghiệp khiến thải ra nhiều khí nhà kính và khí metan khiến bầu khí quyển bị giữ nhiệt trở nên ngày càng nóng hơn.
- Sự bốc hơi của nước biển sẽ diễn ra nhanh hơn, bầu khí quyển có độ ẩm cao nên hình thành nhiều cơn bão khắc nghiệt và có sức tàn phá lớn.
Hậu quả của bão đối với môi trường và con người
Những tác hại của bão nhiệt đới là điều mà chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng. Nó không chỉ tác động tới môi trường mà còn cả đến cuộc sống con người.
Môi trường bị tổn hại nặng nề khi bão đi qua
Hằng năm, các cơn bão quét qua đất liền sẽ để lại rất nhiều hậu quả nặng nề đến môi trường sống. Cụ thể như:
- Bão chính là nguyên nhân có mưa có thể gây ra lũ quét, sạt lở đất khiến nhiều nơi ở đất liền bị cô lập.
- Môi trường bị ô nhiễm nặng nề do chất thải, rác, kho hóa chất,… lẫn vào nước sau khi cơn bão quét qua.
- Các công trình thoát nước, xử lý nước thải bị phá hủy khiến các loại rác thải từ cống rãnh, chuồng trại,… xả thẳng ra môi trường khiến ô nhiễm nguồn nước, đất đai.
- Bão lớn có thể gây vỡ đê khiến nhiều nơi bị lũ lụt nghiêm trọng.
Hậu quả bão gây ra cho con người
Bão sẽ gây ra gió rất mạnh kèm theo mưa to – đáp án cho câu hỏi tại sao lại có lũ lụt. Chính vì vậy, hậu quả để lại cho con người là vô cùng lớn:
- Nhà cửa, các công trình công cộng bị phá hủy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.
- Nhiều bệnh về đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt, bệnh về da,… xuất hiện do nguồn nước bị ô nhiễm, công tác vệ sinh không được đảm bảo.
- Nguồn nước sạch bị thiếu trầm trọng khiến không đủ nước cho sinh hoạt.
- Mùa màng bị thiệt hại nặng nề khiến kinh tế vùng bị giảm sút.
- Các cơn bão mạnh còn khiến nhiều người bị thương và nguy hiểm đến tính mạng.
- Các khu vực gần nhà máy hóa chất lũ lụt tràn vào có thể gây nguy cơ rò rỉ các chất độc hại khiến người dân gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe.
Cách phòng chống bão nhiệt đới hiệu quả
Giải pháp phòng chống bão hữu hiệu cũng đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua. Đến nay, một số phương pháp đã thể hiện sự hiệu quả.
Các giải pháp phòng chống trước mùa mưa bão
Biện pháp để giảm thiểu thiệt hại trước khi hiện tượng thiên nhiên này diễn ra như sau:
- Xây dựng nhà ở kiên cố, chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc. Sử dụng các thanh nẹp bằng gỗ, kim loại, bao cát lớn để hạn chế tình trạng tốc mái.
- Tại một số vùng thường xuyên bị bão càn quét thì việc xây dựng các hầm trú ẩm cũng rất quan trọng. Nơi trú ẩn này sẽ được tạo tại một vùng đất cao không bị ngập nước và địa hình xung quanh trống trải và được phủ bằng vật liệu nhẹ.
- Thực hiện sửa chữa những công trình xây dựng xuống cấp và xây dựng mới những tòa chung cư, trụ sở không đảm bảo an toàn. Khi thực hiện các công trình mới cần tính toán kỹ hơn đến khả năng chịu lực trước tác động của gió bão.
- Tại các đô thị lớn việc tỉa cành cây xanh, trồng những loại cây có thể chống chịu với bão.
- Tu sửa đường dây điện, viên thông và tốt nhất là ngầm hóa hệ thống đường dây.
- Kiểm tra các phương tiện tàu thuyền xem có đạt tiêu chuẩn hay không và mở thêm các lớp nghiệp vụ đi biển để hạn chế thiệt hại do bão gây ra.
- Xây dựng và gia cố các công trình phục vụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.
- Kiểm tra nâng cấp các cây cầu không đảm bảo, lắp đặt hệ thống thoát nước tại các đô thị.
Cách giải pháp phòng chống
Khi đang có bão hãy thực hiện một số biện pháp sau đây để đảm bảo an toàn và hạn chế thấp nhất thiệt hại:
- Khi đang ở trong nhà ở đảm bảo an toàn thì nên bịt kín các khe cửa để tránh gió thổi tốc vào nhà. Đồng thời khi có mưa to, gió mạnh thì không nên ra ngoài để tránh bị nguy hiểm.
- Chủ động sơ tán những gia đình sống ở nhà ở tạm bợ đến những nơi công cộng như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, nhà văn hóa,…
- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết để tránh xa các vùng có ảnh hưởng của bão.
- Neo đậu tàu thuyền ở nơi an toàn khi có bão.
- Nếu không thể tránh vùng bão thì nên điều khiển tàu thuyền chạy xuôi gió.
Những biện pháp giải quyết thiệt hại sau bão nhiệt đới
Sau khi bão nhiệt đới đi qua bạn cũng cần thực hiện một số giải pháp ứng phó như:
- Tổ chức tốt việc quản lý sức khỏe người dân, chữa trị các bệnh dịch sau bão lũ kịp thời.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật để xử lý nước sinh hoạt sau lũ, đảm bảo môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức các lớp nâng cao kiến thức để phòng chống tình hình dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sau bão lũ.
Lời kết
Những thông tin trên đây từ dbtt.net đã giúp bạn hiểu hơn về bão nhiệt đới là gì. Hãy cập nhật những giải pháp được chúng tôi chia sẻ để hạn chế sức ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này đến sức khỏe bản thân và gia đình.