Bình minh, hoàng hôn là gì? Đây được xem là hai thời khắc chuyển giao đẹp nhất trong ngày. Chúng đã trở thành suối nguồn cảm xúc của nhiều áng văn, vần thơ lãng mạn. Thế nhưng dưới góc nhìn thiên văn học, hai khái niệm này được lý giải như thế nào? Cùng DBTT Net đi tìm lời giải đáp.
Bình minh là gì?
Bình minh hay còn gọi là rạng đông, hừng đông, chỉ đến thời điểm chạng vạng buổi sáng, xảy ra trước khi viền mặt trời ló rạng ở đường chân trời. Trong khoản thời gian này sẽ ghi nhận những tia sáng yếu ớt của mặt trời tán xạ lên bầu khí quyển của Trái Đất.
Dưới góc nhìn của thiên văn học thì đó chính là thời điểm chuyển giao của đêm và ngày, tuy nhiên đĩa mặt trời vẫn còn nằm ở vị trí dưới đường phân cách của bầu trời và trái đất. Nên với câu hỏi bình minh là sáng hay chiều thì câu trả lời đúng nhất là chạng vạng sáng.
Ở miền Bắc nước ta hoặc xứ lạnh, hiện tượng sương mù thường xuất hiện vào sáng sớm khi mặt trời chưa lên hoặc vào chiều muộn.
Phân loại 3 dạng bình minh theo khoa học
Phân loại bình minh theo khoa sẽ được chia ra làm 3 dạng chính. Cụ thể như sau:
Hừng đông thiên văn
Hừng đông thiên văn là thời điểm mặt trời ở vị trí 18 độ đến 12 độ dưới đường chân trời. Đặc điểm là:
- Một phần nhỏ ánh sáng từ mặt trời đã chiếu lên bầu trời, ánh sáng các ngôi sao đã nhạt dần.
- Không còn hoàn toàn tối nhưng chưa đủ ánh sáng để nhìn rõ mọi vật và thực hiện các hoạt động ngoài trời.
Hừng đông hàng hải
Hừng đông hàng hải là khi đĩa mặt trời ở vị trí 12 độ đến 6 độ dưới đường chân trời. Đặc điểm của chúng là:
- Các thủy thủ có thể có thể thấy rõ đường phân cách bầu trời và mặt đất nếu vị trí quan sát là trên biển.
- Ánh sáng vẫn chưa đủ để thực hiện các hoạt động ngoài trời.
Hừng đông dân dụng
Hừng đông dân dụng là khi mặt trời ở vị trí 6 độ ở dưới đường chân trời và kết thúc khi mặt trời mọc. Đặc điểm chính là:
- Đủ ánh sáng để thấy rõ vạn vật và thực hiện được một số hoạt động ngoài trời.
- Bầu trời có thể xuất hiện các mảng màu như đỏ đồng, cam, vàng.
- Các ngôi sao gần như đã bị che mờ hết trừ một số hành tinh gần Trái Đất như Kim Tinh, Mộc Tinh.
Vĩ độ tác động tới bình minh như thế nào?
Vấn đề đặt ra là hừng đông ở các nơi có giống nhau hay không? Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bình minh là gì? Thực ra độ dài thời gian diễn ra rạng đông phụ thuộc vào vĩ độ nơi quan sát và cũng theo mùa:
Xích đạo
Địa điểm có thời gian diễn ra hừng đông ngắn nhất, tầm 70p. Trong đó mỗi một pha (thiên văn, hàng hải, dân dụng) chỉ rơi vào khoảng 23-24 phút. Hừng đông ngắn nhất ở điểm phân và kéo dài nhất ở điểm chí.
Vùng cực
Theo quỹ đạo của Trái đất, gần hạ chí ngày dài hơn đêm và gần đông chí đêm lại dài hơn ngày. Điều này sẽ dẫn đến thời lượng của bình minh sẽ khác biệt theo mùa.
Rõ ràng nhất là ở vùng cực Bắc, hừng đông có thể kéo dài đến một vài tuần do mặt trời chỉ mọc ở điểm xuân phân và lặn ở điểm thu phân. Hoặc ở các vĩ độ cao hơn 60°34 sẽ có hiện tượng “đêm trắng” vào mùa hè vì buổi tối không tối hơn chạng vạng thiên văn.
Hoàng hôn là gì?
Hoàng hôn hay chiều tà là gì đều là thuật ngữ chỉ đến thời điểm mặt trời lặn cho đến khi tối hẳn. Đó là khoảnh khắc khi đĩa trên của mặt trời khuất sau đường chân trời.
Theo định nghĩa của khoa học khí tượng thì hoàng hôn là thời điểm tối nhất của chạng vạng tối. Trong dân gian còn có cách gọi khác như nhá nhem tối, chạng vạng tối hay chiều tà.
Tuy nhiên, hiện tượng sấm sét có thể khiến cho hoàng hôn xuất hiện muộn hơn hoặc không rõ ràng.
Phân loại 3 dạng hoàng hôn cơ bản
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi hoàng hôn lúc mấy giờ vì cũng như bình minh sẽ phụ thuộc vào vĩ độ trái đất. Tuy nhiên, theo vị trí đĩa Mặt trời, hoàng hôn cũng sẽ có 3 dạng cơ bản.
Chiều tà dân dụng
- Vị trí: Bắt đầu khi mặt trời lặn đến vị trí 6 độ dưới đường chân trời.
- Đặc điểm:
- Vẫn còn một số tia sáng yếu ớt nên vẫn có thể nhìn và phân biệt được các vật thể.
- Một số ngôi sao (định tinh & hành tinh) đã hiện diện trên bầu trời.
- Bầu trời có thể có màu đỏ hoặc cam.
Chiều tà hàng hải
- Vị trí: Tính từ khi mặt trời qua mốc 6 độ đến 12 độ dưới đường chân trời.
- Đặc điểm:
- Các vật thể trở nên khó phân biệt hơn.
- Các ngôi sao (định tinh & hành tinh) đã sáng rõ hơn.
Chiều tà thiên văn
- Vị trí: Qua 12 độ đến mốc 18 độ dưới đường chân trời, khi mặt trời qua mốc 18 độ sẽ tối hẳn.
- Đặc điểm: Ánh sáng mặt trời đã không còn chiến sáng trên bầu trời được nữa. Đây là thời điểm mà chiêm tinh học (thời xưa) hay thiên văn học (thời hiện đại) có thể quan sát các hiện tượng thiên văn.
Bình minh và hoàng hôn có ý nghĩa gì?
Xét ở khía cạnh đơn thuần đó chỉ là thời khắc chuyển giao trong ngày, bình minh là thời điểm đêm tối chuyển qua ban ngày còn hoàng hôn thì ngược lại. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu hai thời khắc này có những ý nghĩa rất đặc biệt có thể bạn chưa biết.
Trong văn hóa tín ngưỡng
Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, cả bình minh và hoàng hôn đều có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng:
- Bình minh: Nếu tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian bạn có thể thấy có những hoạt động triều bái trước khi mặt trời mọc, ý nghĩa hướng về một ngày mới tràn đầy năng lượng, tích cực vì được nhận chúc phúc từ năng lượng ánh sáng.
Ví dụ: Một số quốc gia như Nhật Bản, Argentina, Bangladesh… sử dụng hình ảnh mặt trời trên quốc kỳ của họ như một mong muốn về sự phồn thịnh và trường tồn.
- Ý nghĩa hoàng hôn: Hình ảnh chiều tà “ẩn dụ” trong văn học là chỉ đến sự sâu lắng, trầm tĩnh và chiêm nghiệm.
Ý nghĩa theo khoa học
Rất nhiều người thích ngắm bình minh hoặc hoàng hôn, thi sĩ ca ngợi đó là những khoảnh khắc ấn tượng, đáng nhớ nhất của một ngày. Thế nhưng khoa học đã lý giải được vì sao lại có hiện tượng này?
Đó là do rạng đông hay chiều tà, ở những thời điểm trời quang mây tạnh bầu trời sẽ xuất hiện những dải màu ấm như: Đỏ, cam, vàng. Điều này có nghĩa:
- Đây là những màu sắc có bước sóng dài, mà theo nghiên cứu bước sóng dài rất thu hút ánh nhìn. Đây là lý do các thương hiệu lớn hay dùng bảng quảng cáo có màu đỏ hoặc đỏ cam.
- Quang phổ ấm được tạo ra trong thời khắc này giúp ức chế melatonin, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn, nếu tập trung làm việc sẽ hiệu suất hơn. Đồng thời, còn phóng thích ra cortisol kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Do đó, bạn sẽ cảm thấy không quá nóng, không quá lạnh, người rất thư thái, dễ chịu.
Theo tâm lý học
Màu sắc ấm nóng của 2 thời khắc chuyển giao này mang đến năng lượng tích cực vui tươi. Tạo nên không khí gần gũi, ấm áp như những màu sắc thường gặp trong Trung Thu, Tết Nguyên Đán, Giáng Sinh… làm cho mọi người cảm thấy vui vẻ, tích cực và hòa đồng hơn.
Trong thi ca
Hoàng hôn và bình minh có thể là hình ảnh ẩn dụ cho nhiều thứ:
- Bình minh: Là bắt đầu, năng lượng, khát khao, tuổi trẻ. Trong tình yêu, rạng đông là đại diện của tình cảm lứa đôi bắt đầu nở rộ.
- Hoàng hôn: Thường là đại diện của suy tư, chiêm nghiệm, nỗi niềm. Hoàng hôn có ý nghĩa gì trong tình yêu? Theo các thi sĩ chiều tà cũng đồng nghĩa với những thử thách, chông gai trong tình cảm đôi lứa. Nhưng cũng có thể là sự dằn vặt, là nỗi đau khi một cuộc tình không trọn vẹn.
Ngoài hai hiện tượng trên, mưa cũng được nhiều nhà thơ lựa chọn làm chất xúc tác cho các tác phẩm văn học của mình.
Lời kết
Bình minh, hoàng hôn là gì? Các lý giải trên đã cho độc giả câu trả lời chính xác nhất cho các thời điểm trong ngày này. Để thêm thông tin thú vị về thiên văn học bạn có thể xem thêm ở các bài viết cùng chuyên mục.